Nhãn

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

TIN TỨC: ACI WORLDWWIDE HỢP TÁC VỚI MASTERCARD XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THANH TOÁN TOÀN CẦU MỚI


Theo một thông cáo báo chí gần đây của ACI Worldwide, họ đã tham gia với gã khổng lồ MasterCard cùng hợp tác để hiện đại hóa các phương thức thanh toán tức thời, các giải pháp cho Chính phủ, Ngân hàng trung ương và các doanh nghiệp của thị trường.

ACI và Mastercard cung cấp giải pháp thanh toán độc nhất.

Hôm nay, ACI và Mastercard đã thông báo bắt đầu sự hợp tác của họ trong lĩnh vực thanh toán, với mục tiêu cải thiện thanh toán tức thời cho các Ngân hàng trung ương, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán, các tổ chức tài chính và các thực thể đang hoạt động trong lĩnh vực thanh toán tức thời.

Hai công ty đang giải quyết một vấn đề toàn diện về nâng cấp cơ sở hạ tầng thanh toán, khoanh vùng các thanh toán và các giải pháp truy cập vào hệ thống.

ACI Worldwide là một đơn vị tiên phong về cung cấp phần mềm và các giải pháp thanh toán điện tử trên toàn thế giới, giúp cải thiện sự phát triển liên tục của thị trường chuyển tiền và thanh toán tức thời.

Bằng việc tham gia sự hợp tác này, cả ACI và Mastercard lên kế hoạch để phối hợp các nguồn lực, chuyên môn để tạo nên một giải pháp thanh toán độc nhất. Nó sẽ bao gồm những khía cạnh như:

- Các lựa chọn triển khai linh hoạt ( từ những dịch vụ hoàn toàn dựa trên công nghệ điện toán đám mây, đến những phần mềm cơ bản cho các chính phủ, các ngân hàng trung ương...).

- Tiếp nhận những yêu cầu của thị trường địa phương, nhờ vào giải pháp mới, những người tham gia thị trường sẽ tốn ít thời gian hơn để kết nối và bắt đầu sử dung dịch vụ một cách toàn diện.

- ISO 20022 ( tiêu chuẩn ISO đã được sử dụng bởi Ripple)

Sự kết hợp cho giải pháp hoàn hảo nhất.

Paul Stoddard - nhân viên của Mastercard tin rằng bây giờ là thời điểm hoàn hảo cho sự hợp tác này, khi ngày càng có nhiều các quốc gia muốn nâng cấp hệ thống thanh toán tức thời của họ theo nhu cầu của khách hàng và các cơ hội mà thị trường mang lại.

Craig Saks, một nhân viên của ACI Worldwide cho rằng sự hợp tác của hai công ty dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các ngân hàng, chính phủ cũng như các nhà bán lẻ, các công ty công nghệ tài chính và đơn vị trung gian.

Thông tin thêm về ACI Worldwide:

Là công ty chuyên về các sản phẩm phần mềm thanh toán cho các ngân hàng và tổ chức tài chính. Thành lập năm 1975, trụ sở tại Florida, Mỹ. Công ty có hơn 5000 nhân viên trên toàn thế giới.

Công ty có hơn 5000 khách hàng trên toàn cầu, trong đó có hơn 1000 là các tổ chức tài chính, tổ chức trung gian thanh toán lớn nhất trên thế giới. Mỗi ngày khối lượng tiền giao dịch xử lý bằng các công cụ phần mềm của ACI lên đến 1,400 tỷ Đô la.

Nguồn: https://u.today/ripple-partner-aci-worldwide-teams-up-with-mastercard-to-create-new-payment-solutions-globally

https://en.wikipedia.org/wiki/ACI_Worldwide

https://www.linkedin.com/company/aci-worldwide

TIN TỨC: RIPPLE (XRP) SẼ MỞ RỘNG TOÀN CẦU NĂM 2021


Ripple có hơn 350 đối tác trên toàn cầu, sử dụng công nghệ thanh toán của Ripple để thực hiện các thanh toán xuyên biên giới tiết kiệm hơn và nhanh hơn. Ripple hiện có hơn 500 nhân viên làm việc trên toàn thế giới và đang mong muốn mở rộng sự hiện diện của mình hơn nữa, đặc biệt là khu vực Châu Á.  Trong một cuộc phỏng vấn thú vị gần đây, Marcus Treacher đã đưa ra nhìn nhận về nỗ lực mở rộng của công ty trong tương lai.

Ripple hướng đến chinh phục thị trường toàn cầu.

Marcus Treacher - Phó chủ tịch cấp cao phụ trách vấn đề khách hàng của Ripple, trong một cuộc nói chuyện với Michael Mainelli - Chủ tịch của Z/Yen đã giải thích rằng Ripple đã có mặt rất rộng rãi và chuẩn bị cung cấp phạm vi phủ sóng toàn cầu cho các tổ chức tài chính sử dụng công nghệ thanh toán của mình vào năm sau. Một nửa trong số các khách hàng của Ripple là các công ty thanh toán như MoneyGram và các sàn giao dịch liên kết như Bitso, một nửa còn lại trong số khách hàng là các ngân hàng.

Treacher giải thích thêm, sứ mệnh của Ripple là cung cấp các thanh toán cho khách hàng của mình trên toàn thế giới. Do đó, để đạt được mức độ phủ sóng toàn cầu, Ripple đang lên kế hoạch gia tăng các đối tác tin cậy như MoneyGram. MoneyGram hiện đã thực hiện các thanh toán ở hơn 160 quốc gia. Ông nói: "mạng lưới của chúng tôi chỉ lớn bằng những khách hàng mà chúng tôi đã kết nối và thông qua, vì vậy bây giờ chúng tôi đã có mặt trực tiếp tại 45 quốc gia. Thông qua một số đối tác của RippleNet, ví dụ như Nium, có trụ sở tại Singapore hoặc những đon vị tổng quát như Earthport, chúng tôi có thể tiếp cận được rất nhiều các quốc gia khác".

Xa hơn nữa, Ripple muốn sử dụng mạng lưới của riêng mình để thực hiện các thanh toán tiền mặt ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới và như vậy có thể giúp được hàng triệu người. Thông qua việc kết hợp với MoneyGram, Treacher mong đợi Ripple đạt được phạm vi phủ sóng toàn cầu vào giữa năm 2021. Ông cho biết: " Con đường chúng tôi đang hướng đến những mục đích sâu rộng, tôi nghĩ đến giữa năm 2021 chúng tôi sẽ hoàn thành phủ sóng ở phạm vi toàn cầu. Chúng tôi có một mạng lưới tuyệt với từ đối tác MoneyGram, nó cho chúng tôi có thể thực hiện các thanh toán gần như ở tất cả các quốc giá trên thế giới và chúng tôi đang mong đợi để xây dựng và kết nối nó với mạng lưới RippleNet trong năm nay".

Một thị trường quan trọng khác  là Trung Quốc, nhưng việc đi vào thị trường này vẫn gặp phải khó khăn vì những chính sách luật nghiêm ngặt. Theo như Treacher, Ripple đang tiến hành công việc của họ ở một số trung tâm quan trong, nhưng ông ấy không nói chi tiết. Ông cũng cho biết thêm, để đảm bảo khả năng ra nhập thị trường một cách trơn tru, suôn sẻ, tình hình địa chính trị toàn cầu cần được nới lỏng trước khi quá trình mở rộng vào Trung Quốc được tiến hành.

Thích nghi với nền tảng tín dụng mới để tiến về phía trước.

Theo như Crypto News Flash đã báo cáo, Ripple đang lên kế hoạch để khởi động một nền tảng tín dụng mới. Trong cuộc nói chuyện, Treacher cho biết, Ripple không chỉ muốn làm cho các thanh toán dễ dàng hơn, mà còn đơn giản hóa đáng kể quy trình cho vay, cũng như hợp lý hóa các quy trình liên quan khác. Tại thời điểm này, Ripple cũng muốn giải quyết vấn đề về thanh khoản ngay ngay lập tức, vốn là một vấn đề mà nhiều công ty thanh toán đang gặp phải.

Nguồn: https://www.crypto-news-flash.com/ripple-xrp-will-complete-global-expansion-into-195-countries-by-2021/

TIN TỨC: CÁC NHÀ LẬP PHÁP MỸ VỪA THÔNG QUA DỰ LUẬT TIỀN KỸ THUẬT SỐ


'Đạo luật phân loại tài sản kỹ thuật số' ( Digital Taxonomy Act - DTA) và 'Đạo luật Đổi mới Công nghệ Blockchain' ( Blockchain Innovation Act) được giới thiệu bởi Nghị sĩ Darren Soto, đã được thông qua ở Hạ viện.

Những luật này sẽ được đưa vào 'Đạo luật Công nghệ An toàn Tiêu dùng' ( Consumer Safety Technology Act - H.R.8128). H.R.8128 là đạo luật hướng dẫn cho Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng, được đưa ra đầu thàng này nhằm nghiên cứu những ứng dụng cho công nghệ AI. Nếu được thông qua, dự luật sẽ thực hiện các bước hướng đến việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi các dự án lừa đảo, đồng thời sử dụng công nghệ Blockchain để chống lại sự gian lận.

Đạo luật DTA hướng dẫn Ủy ban thương mai Liên bang ( một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng) đào tạo nhân viên, phân bổ các nguồn lực để xác định và đề phòng các hành vi, hoạt động lừa đảo liên quan đến các loại tiền kỹ thuật số. Đạo luật cũng yêu cầu cơ quan này phải đưa ra một báo cáo cho Ủy ban Năng lượng và Thương mại ở Hạ viện và Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải ở Thượng viện. Nêu ra chi tiết những nỗ lực để chống lại những hành vi lừa đảo cũng như những hành động mà họ đã thực hiện.

Đạo luật định hình tiền kỹ thuật số và công nghệ Blockchain là vấn đề quan trọng cho sự đổi mới của Mỹ và cũng yêu cầu FTC đưa ra các khuyến cáo để đảm bảo duy trì được tính cạnh tranh đồng thời hạn chế các hành vi lạm dụng, lừa đảo.

"Với tư cách là các nhà lập pháp, nhiệm vụ cả chúng tôi là đảm bảo nước Mỹ tiếp tục dẫn đầu trong công nghệ Blockchan" Hạ Nghị sĩ Soto nhấn mạnh. Ông nói thêm " Đạo luật DTA bổ sung sự rõ ràng hơn về mặt pháp lý cho thị trường tài sản kỹ thuật số mạnh mẽ ở Mỹ".

Luật đổi mới công nghệ Blockchain cũng được đưa vào đạo luật H.R.8128, có cách tiếp cận tương tự để bảo vệ người tiêu dùng. Nó yêu cầu Bộ trưởng Thương mại phải tham khảo ý kiến của FTC cũng như các cơ quan khác để đưa ra một báo cáo về những lợi ích khi sử dụng công nghệ Blockchain để chống lại các hành vi gian lận.

Hạ Nghị sĩ Soto cho biết: "Công nghệ Blockchain có rất nhiều tiềm năng đáng kinh ngạc cho sự đổi mới và phát triển nền kinh tế. Tôi tin rằng chính phủ của chúng ra cần hỗ trợ cho những sự phát triển đó, thiết lập các quy định dễ chịu để đảm bảo sự chắc chắn, bảo vệ sự đổi mới, ngăn chặn gian lận, phù hợp sử dụng cho chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng".

Các dự luật liên quan đến Blockchain và tiền kỹ thuật số đã có một thời gian khó khăn khi thông qua ở Quốc hội. Darren Soto, đổng chủ tịch nhóm nghị sĩ về Blockchain ( Congressional Blockchain Caucus) đã giới thiệu hoặc bảo trợ rất nhiều các dự luật liên quan đến tài sản kỹ thuật số. Ông ấy đồng bảo trợ hai dự luật được đưa ra tuần trước là: Đạo luật trao đổi hàng hóa kỹ thuật số và Đạo luật minh bạch chứng khoán. Cả hai dự luật này sẽ có có ý nghĩa pháp lý rất lớn.

"Các nghiên cứu được thực hiện theo Đạo luật đổi mới Công nghệ Blockchain là điểm khởi đầu nhằm cung cấp cho các cơ quan chính phủ cơ hội đưa ra những khuyến nghị, bình luận trước khi được thông qua và có hiệu lực.  Những khuyến nghị này sẽ truyền tải kiến thức cho các thành viên Quốc hội và sẽ dọn đường cho các điều luật tập trung vào công nghệ Blockchain"

Đạo luật H.R.8128 đang được đưa lên Thượng viện để xem xét.

Nguồn: https://decrypt.co/43312/us-lawmakers-just-passed-crypto-bill-heres-whats-in-it


TIN TỨC: THỐNG ĐỐC CALIFORNIA KÝ LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN ĐIỆN TỬ


Văn phòng chịu trách nhiệm về quản lý các dịch vụ tài chính sẽ sớm có thêm quyền lực để giám sát tiền kỹ thuật số.

* Thống đốc bang California Gavin Newsom đã ký một dự luật thành luật hôm thứ 6, đổi tên Ban giám sát Kinh doanh California thành Ban Bảo vệ Tài chính và Đổi mới.

* Dự luật được viết bởi Monique Limón, giới thiệu vào ngày 7 tháng 1 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.

* Sự thay đổi này sẽ trang bị cho các nhà lập pháp "những công cụ mới để định hình quy định về tiền kỹ thuật số".

* Luật  bảo vệ tài chính người tiêu dùng mới này, cùng với những đạo luật khác sẽ cung cấp cho các ban ngành  quyền lực thực thi lớn hơn được thiết kế để bảo vệ người dân California khỏi những "trò lừa đảo lấy cảm hứng từ đại dịch".

* Động thái này có nghĩa là các phòng ban sẽ có thẩm quyền pháp lý đề xử lý các hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng được thực hiện bởi các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính không được cấp phép.

* Điều luật này cũng sẽ thành lập" Văn phòng đổi mới Công nghệ Tài chính", được thành lập để tham gia cùng với những ngành công nghiệp mới và ủng hộ người tiêu dùng, mục đích là thúc đẩy sự đổi mới mang tính thân thiện hơn với người tiêu dùng cũng như tạo thêm việc làm trong phạm vi tiểu bang.

* Bên cạnh đó, một 'Bộ phận bảo vệ Tài chính người tiêu dùng' mới cũng được thành lập để giám sát thị trường, với một nhánh nghiên cứu có nhiệm vụ theo kịp các sản phẩm tài chính đang nổi lên như tiền kỹ thuật số.

* Với việc mở rộng các ban ngàng, 90 nhân viên sẽ được bổ sung vào biên chế của chính phủ, tăng 13% số nhân viên hiện có.

* Luật pháp sẽ cho phép văn phòng của ông tăng cường bảo vệ người tiêu dùng mà không cản trở "các hoạt động trung thực và công bằng" - Alvarez - Ủy viên văn phòng cho biết.

Nguồn: https://www.coindesk.com/california-governor-newsom-law-regulation-crypto



KHẢ NĂNG TƯƠNG TÁC SẼ QUYẾT ĐỊNH NGƯỜI THẮNG TRONG CUỘC ĐUA CBDCs


Trong khi Quốc hội đang  thảo luận khả năng của gói cứu trợ thứ hai, 9 tỷ người dân Mỹ vẫn đang chờ đợi khoản cứu trợ 1,200 Đô la được chuyển đến tay của họ. Sự bất lực của hệ thống tài chính hiện tại trong việc phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với các tình huống khẩn cẩn như đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy tranh luận về cách thức mà những sáng kiến mới như tiền kỹ thuật số có thể sẽ có ích.

Đại dịch xảy ra đã thúc đẩy việc sử dụng các hình thức thanh toán không tiếp xúc thay vì sử dụng tiền mặt. Chúng ta không bất ngờ khi thấy các Ngân hàng Trung ương trên toàn Thế giới đang chạy đua để củng cố quyết định của họ về việc phát hành tiền điện tử Ngân hàng trung ương - CBDCs (Central Bank Digital Currencies). Các chính phủ đã từng coi tài sản kỹ thuật số là một mối đe dọa nay đã xem xét cách thức mà các doanh nghiệp như Ripple làm việc chặt chẽ với các tổ chức tài chính tryền thống nhằm để phát triển hệ thống thanh toán toàn cầu hiệu quả, sáng tạo, mang lại lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp và các cá nhân.

Ngành công nghiệp tài sản kỹ thuật số cuối cùng cũng đã trưởng thành đến điểm khi mà câu hỏi về CBDCs bây giờ là "khi nào" chứ không phải là "nếu". Mặc dù đại dịch Covid-19 đã khơi ra  lý do cụ thể cho việc chấp nhận và những hiểu biết chính thống về lợi ích của tài sản kỹ thuật số, nhưng về dài hạn, CBDCs mang lại những lợi ích kinh tế to lớn hơn bao gồm hệ thống thanh toán hiệu quả hơn, tài chính lớn hơn cũng như các cơ hội cho việc đổi mới.

Thu hẹp khoảng cách giữa nhiều giải pháp khác nhau.

Rất nhiều Ngân hàng trung ương của các quốc gia trên Thế giới đã bắt đầu tìm hiểu về những tính năng và khả năng ứng dụng của tiền kĩ thuật số. Trung Quốc mong đợi sẽ đưa vào vận hành và sử dụng đồng tiền điện tử của nước này trong năm nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia khi phát hành CBDC sẽ được thúc đẩy bởi những thách thức cũng như cơ hội cụ thể của thị trường ở mỗi quốc gia đó. Điều này dẫn đến việc các giải pháp và công nghệ khác nhau xuất hiện ở mỗi quốc gia là không thể tránh khỏi.

Trong khi sự tập trung hướng vào những nhu cầu sử dụng trong nước là dễ hiểu đối với từng quốc gia, chúng ta đang sống trong một nền kinh tế toàn cầu đang ngày được kết nối. Và sẽ thật buồn cười nếu chúng ta kết nối các CBDCs với nhau hoặc kết nối các đồng tiền kỹ thuật số khác bằng hệ thống thanh toán hiện tại.

Điều cốt yếu đó là mỗi hệ thống phải chứa những chức năng cốt lõi cho phép nó có thể hoạt động liên tục, kết nối với các hệ thống khác. Ripple tin rằng bằng việc sử dụng các giao thức mở, theo tiêu chuẩn mà đã được hợp tác phát triển với các đơn vị tư nhân như: nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, các tổ chức tài chính và các công ty công nghệ tài chính..sẽ đạt được khả năng tương tác giữa các hệ thống đó.

Mạng lưới thanh toán toàn cầu của Ripple - RippleNet được xây dựng dựa trên giao thức mở, có khả năng tương tác. Mạng lưới được thiết kế cho phép việc chuyển giao giá trị qua nhiều mạng lưới bằng cách định rõ những tính năng cơ bản - cái được cung cấp bởi các mạng riêng lẻ - tương tác, làm việc với nhau như thế nào. Đảm bảo mức độ tương tác tạo ra một "mạng lưới của các mạng lưới", nó sẽ thúc đẩy đáng kể tính thiết thực của mỗi CBDC.

Vượt qua biên giới cho thành công toàn cầu.

Một cuộc khảo sát gần đây của BIS ( Ngân hàng thanh toán Quốc tế - Bank for International Settlements) cho thấy các ngân hàng trung ương đã đánh giá "Tăng tính hiệu quả của thanh toán" là một điểm cốt lõi thúc đẩy cho việc phát hành CBDCs. Đối với các doanh nghiệp và các cả nhân - cả ở phạm vi trong nước và trên toàn cầu, khả năng tạo ra những thanh toán tức thời ở cấp độ toàn cầu với chi phí thấp mang tính then chốt cho thành công của doanh nghiệp cũng như lợi ích của các gia đình khi họ nhận tiền từ người thân chuyển từ nước ngoài về.

Tài sản trung gian trung lập cho phép di chuyển giá trị một cách thông suốt giữa các loại CBDCs mà không cần phải giải quyết thách thức về mặt thanh khoản hiện tại trong các giao dịch xuyên biên giới. Hiện tại, các tổ chức tài chính cần đặt trước  nguồn vốn của họ ở rất nhiều các thị trường khác nhau trên toàn thế giới như một hình thức quỹ ứng trước  hoặc quỹ hỗ trợ để hỗ trợ việc giao dịch ngay lập tức, điều này làm tăng chi phí cũng như các rủi ro trong thanh toán.

Dịch vụ "thanh khoản theo yêu cầu" của mạng lưới RippleNet cho phép các tổ chức tài chính thức hiện các giao dịch tức thời (Real-time) trên phạm vi thị trường toàn cầu bằng các sử dụng tài sản kỹ thuật số XRP, giải pháp này cũng hỗ trợ trao đổi trực tiếp các loại CBDCs. XRP nhanh hơn, tiết kiệm hơn và có khả năng mở rộng hơn những loại tài sản kỹ thuật số khác, điều này là, cho nó trở thành một công cụ lý tưởng cho việc bắc cầu trao đổi giữa hai loại tiền tệ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Việc sử dụng một tài sản kỹ thật số trung lập và hiệu quả như XRP cũng giúp làm giảm khả năng bá quyền của các quốc gia lớn và tạo sân chơi bình đẳng trong hệ thống thanh toán thương mại quốc tế.

Tạo ra mạng lưới giá trị toàn cầu - Internet of Value

Ở Ripple, chúng tôi chứng kiến những giá trị thực của hệ thống thanh toán toàn cầu được kết nối đúng đắn. Thay đổi cách mà dòng tiền di chuyển, cho phép các công ty và khách hàng tiếp cận và tin tưởng vào hệ thống tài chính toàn cầu, làm cho cuộc sống của mỗi cá nhâ tốt hơn.

Chúng tôi chào đón sự xuất hiện của CBDCs như một "người cầm lái" cho tiến trình chấp nhận, phát triển của tiền kỹ thuật số và hệ thống thanh toán, nó sẽ mang lại lợi ích cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, điều quan trọng với mỗi CBDCs là chúng phải được thiết kế có tính tương tác, sử dụng các tiêu chuẩn và giao thức vốn đã rất thành công trong quá trình toàn cầu hóa thông tin thông qua Internet.

Chúng tôi không tin rằng sẽ có một loại tài sản kỹ thuật số nào đó thống trị tất cả, kể cả nó là phi tập trung hay được hậu thuận bởi chính phủ, điều đó sẽ không tốt cho nền kinh tế toàn cầu. Thay vào đó, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các Ngân hàng trung ương trên toàn cầu để tạo ra một môi trường nơi mà CBDCs và các tài sản kỹ thuật số độc lập có thể cùng tồn tại và cạnh tranh với nhau, nhằm đạt được mạng lưới giá trị toàn cầu nơi tiền có thể di chuyển tự do, miễn phí như cách mà thông tin được di chuyển như ngày nay.

Nguồn: https://ripple.com/insights/interoperability-will-determine-cbdc-winners-and-losers/

Khảo sát của BIS: https://www.bis.org/publ/bppdf/bispap101.pdf

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

TIN TỨC: WEF GỌI TÊN XRP


Diễn đàn kinh thế thế giới (WEF) gọi tên XRP là tài sản kĩ thuật số phù hợp nhất với tiền điện tử ngân hàng trung ương ( Central Bank Digital Currencies - CBDCs).

WEF đang xem xét đồng XRP của Ripple là đồng tiền kỹ thuật số phù hợp nhất với một lĩnh vực mới nổi lên gần đây - Tiền điện tử Ngân hàng trung ương - CBDCs.

Trong một báo cáo được công bố đầu năm nay, WEF nói  rằng Ngân hàng trung ương và các cơ quan Chính phủ đang xem xét những tiềm năng của CBDCs để giải quyết các vấn đề tài chính toàn cầu đã tồn tại nhiều năm như: Sự ổn định của hệ thống thanh toán và các vấn đề tài chính khác. WEF cũng đưa ra sự khác biệt rõ ràng giữa CBDCs và tiền kỹ thuật số.

"CBDCs là phiên bản số hóa của đơn vị tiền tệ có chủ quyền, được tạo ra và phát hành bởi cơ quan quản lý tiền tệ của một quốc gia. CBDCs khác với các dạng khác của tiền ảo hay tiền kỹ thuật số như Bitcoin và đồng ổn định giá (Stablecoin) vì chúng không được phát hành bởi các Ngân hàng trung ương". 

Mặc dù đã vạch ra ranh giới rõ ràng như đã đề cập ở trên, WEF cho rằng XRP là đồng tiền kỹ thuật số phù hợp nhất với CBDC trong việc thanh toán nội bộ, thanh toán liên ngân hàng.

Trong một bài đăng gần đây trên trang web của mình, Ripple đã chỉ ra rằng các Ngân hàng trung ương trên toàn Thế giới đang bị kéo vào một cuộc chiến phát triển CBDC cho riêng mình. Ripple cũng giải thích cách thức các Ngân hàng trung ương có thể sử dụng XRP để đơn giản hóa và hỗ trợ cho việc đưa CBDCs vào sử dụng.

"Dịch vụ 'Thanh khoản theo yêu cầu' của RippleNet (On-Demand Liquidity - ODL) cho phép các tổ chức tài chính thực hiện các giao dịch ngay lập tức trên phạm vi các thị trường toàn cầu bằng cách sử dụng XRP, và giải pháp này cũng hỗ trợ việc trao đổi trực tiếp các CBDC. XRP nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn và có khả năng mở rông hơn bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào khác, điều này là cho XRP trở thành một công cụ lý tưởng trong việc kết nối hai loại tiền tệ nào đó một cách nhanh chóng và hiệu quả".

Nguồn: https://dailyhodl.com/2020/09/27/world-economic-forum-names-xrp-as-crypto-asset-most-relevant-in-central-bank-digital-currency-space/

Báo cáo của WEF: http://www3.weforum.org/docs/WEF_CBDC_Policymaker_Toolkit.pdf

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

TIN TỨC: FIS LÀM VIỆC CÙNG CƠ QUAN THANH TOÁN BÙ TRỪ MỸ VỀ THANH TOÁN TỨC THỜI


Trong bối cảnh sự gia tăng nhu cầu đối của khách hàng và các doanh nghiệp  với các giải pháp thanh toán nhanh hơn, thuận tiện hơn, Công ty công nghệ tài chính - FIS đã kết hợp cùng với Cơ quan thanh toán bù trừ ( The Clearing House - TCH) để đưa ra giải pháp quy trình xử lý và thanh toán tức thời ( Real Time Payment - RTP) cho các ngân hàng vừa và nhỏ, các tổ chức tín dụng và khách hàng.

Dịch vụ quản lý thanh toán tức thời của FIS cung cấp một dịch vụ toàn diện, "trao tay"  cho các tổ chức tài chính để nhanh chóng và tiết kiệm chi phí khi kết nối với hệ thống thanh toán tức thời do TCH cung cấp. Là hệ thống thanh toán được xây dựng mơi lần đầu sau hơn 40 năm, hệ thống thanh toán tức thời cho phép xử lý các giao dịch một cách tức thì, ngay lập tức, cung cấp dòng tiền cho các ngân hàng trong mạng lưới và khách hàng của họ.

Được đề xuất cho các ngân hàng vừa và nhỏ, các tổ chức tín dụng sử dụng nền tảng hệ thống cốt lõi của FIS, dịch vụ quản lý mới này giúp các tố chức tài chính dễ dàng kết nối với hệ thống thanh toán tức thời, cho phép họ có thể khởi tạo cũng như tiếp nhận các giao dịch thanh toán ngay lập tức. Bởi vì giải pháp được đưa ra bởi 1 bên thứ 3 là FIS, các ngân hàng tổ chức tài chính có thể tận dụng những lợi thế của mạng lưới mà không cần thêm nhân viên hoặc mở các tài khoản thanh toán của mình ở những ngân hàng khác. 

Ngân hàng First Bank - một trong những ngân hàng sở hữu tư nhân lớn nhất nước Mỹ, cùng với Nano Banc là một trong những khách hàng đầu tiên và đã bắt đầu sử dụng mạng lưới thanh toán tức thời của FIS.

Ajay Kothury - Giám đốc quản lý sản phẩm kiêm trợ lý Phó Chủ tịch của First Bank nói: " Chúng tôi tự hào là những người tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, nó có những tác động tích cực đến đời sống và công việc kinh doanh của khách hàng của cúng tôi. Điều thu hút chúng tôi đối với hệ thống quản lý thanh toán tức thời của FIS đó là khả năng gia tăng sự kết nối của chúng tối với mang lưới thanh toán thời gian thực, giúp chúng tôi giảm các chi phí và sự phức tạp. Khi khối lượng thanh toán tức thời của chúng tôi tăng lên, chúng tôi có thể dễ dàng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng".

Marl Troncale - Chủ tịch của Nano Banc cho biết: " Chúng tôi hãnh diện vì sử dụng công nghệ để mang đến những trải nghiệm độc nhất và hài lòng cho khách hàng của mình,  kể từ khi bắt đầu, chúng tôi đã muốn là người đi đầu trong việc đưa các khoản thanh toán tức thì cho khách hàng và cộng đồng doanh nghiệp của chúng tôi". Ông nói thêm: " Dịch vụ quản lý thanh toán tức thời của FIS cho phép chúng tôi kết nối với mạng lưới RTP nhanh hơn bao giờ hết, và với việc FIS là nhà cung cấp dịch vụ, chúng tôi có thể tin chắc rằng Nano Banc sẽ luôn sử dụng những công nghệ thanh toán tức hời hiện đại nhất, vì lợi ích khách hàng của chúng tôi".

" Là một đối tác lâu năm của Cơ quan thanh toán bù trừ, chúng tôi rất vui khi thấy mạng lưới RTP tiếp tục phát triển và hơp tác với rất nhiều ngân hàng trên toàn nước Mỹ để tận dụng tốc độ, sức mạng và khả năng mở rộng của mạng lưới này. Chúng tôi đã thiết kế dịch vụ quản lý mới để đơn giản hóa quá trình kết nối với mạng lưới RTP cho các ngân hàng quy mô nhỏ và vừa, các tổ chức tài chính không có đủ nguồn lực so với các đối thủ cạnh tranh lớn hơn" - Royal Cole - Phó chủ tịch điều hành, Giám đốc giải pháp thanh toán cho khách hàng tổ chức - FIS.

Steve Ledford - Phó chủ tịch cấp cao về chiến lược và phát tiển sản phẩm của TCH cho biết: " Chúng tôi rất vui mừng khi được làm việc cùng FIS để mang những lợi ích của RTP đến cho các tổ chức tài chính là khách hàng của họ. Chúng tôi cũng rất vui lòng chào mừng First Bank và Nano Banc đến với cuộc cách mạng về thanh toán tức thời trên mạng lưới RTP, mạng lưới được xây dựng nhằm cung cấp khả năng thanh toán tức thời cho tất cả các tổ chức tài chính ở mọi quy mô".

Thông tin thêm về FIS: 

    FIS - Fidelity National Information Services InC được thành lập năm 1968, là công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Được biết đến là một công ty Công nghệ tài chính (Fintech), FIS cung cấp rất nhiều các dịch vụ cũng như giải pháp liên quan đến tài chính, ví dụ như: Phát triển, hỗ trợ phần mềm tài chính, hỗ trợ khách hàng thông qua công nghệ POS, cung cấp các kênh kĩ thuật số cho doanh nghiệp nhỏ cho đến các doanh nghiệp toàn cầu...

    FIS có 55,000 nhân viên trên toàn cầu. Sau khi mua lại WorldPay, FIS trở thành công ty cung cấp dịch vụ xử lý và thanh toán lớn nhất thế giời tính đến thời điểm hiện tại. Hàng năm, các dịch vụ, giải pháp của FIS xử lý khoảng 75 tỷ giao dịch với giá trị lên đến 9,000 tỷ Đô la.

Nguồn:

https://www.finextra.com/pressarticle/84199/fis-and-the-clearing-house-team-on-real-time-payments

https://en.wikipedia.org/wiki/FIS_(company)


TIN TỨC: ANT GROUP ĐƯA VÀO VẬN HÀNH HỆ THỐNG GIAO DỊCH QUỐC TẾ DỰA TRÊN NỀN TẢNG BLOCKCHAIN


Tập đoàn Ant Group của Trung Quốc vừa cho ra mắt Trusple - Một dịch vụ thương mại và tài chính toàn cầu vận hành trên nền tảng Blockchain.

Nền tảng mới này sẽ giúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thực hiện giao dịch hàng hóa của mình nhanh chóng hơn, rẻ hơn và đồng thời cũng giảm chi phí đối với các tổ chức tài chính.

"Niềm tin tạo nên sự đơn giản" ( Trust made simple)  -Trusple hoạt động bằng cách tạo ra một hợp đồng thông minh khi người mua và người bán tải lệnh giao dịch lên trên nền tảng này. Khi lệnh này được xử lý, hợp đồng thông minh sẽ tự động được cập nhập các thông tin quan trọng như: Địa điểm đặt hàng, các thông tin về Logistic và các tùy chọn hoàn thuế.

Sử dụng công nghệ Blockchain của công ty AntChain (một công ty con của Ant Group), ngân hàng của những người tham gia giao dịch sẽ tự động tiến hành các quyết toán thanh toán thông qua hợp đồng thông minh.

Họ nói rằng quy trình tự động này sẽ loại bỏ hoàn toàn các quy trình tốn nhiề thời gian như theo dõi, xác minh lệnh giao dịch đang được áp dụng ở các ngân hàng truyền thống, đồng thời dủng đảm đảo thông tin không được làm giả. Các giao dịch thành công trên Trusple cũng cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng uy tín, nâng cao hạn mức tín chấp của họ, giúp họ có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính dễ dàng hơn.


Ant Group đã có rất nhiều đối tác ngân hàng trên toàn cầu có thể sẽ sử dụng nền tảng Trusple này, ví dụ như: Ngân hàng BNP Paribas. Citi, DBS, Deutsche Bank và Standard Chartered.

Chủ tịch nhóm thương mại công nghệ cao - Guofei Jiang ( thuộc Ant Group) phát biểu: " Giống như khi Alipay được giới thiệu năm 2014, một giải pháp thanh toán trực tuyến do bên thứ ba cung cấp, Alipay xây dựng sự tin tưởng giữa người mua và người bán. Với việc đưa vào vận hành Trusple, chúng tôi hướng đến việc làm cho các giao dịch quốc tế trở nên an toàn hơn, tin cậy hơn và hiệu quả hơn cho người mua và người bán, cũng như các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ cho những người giao dịch".

Trusple được đưa vào vận hành khi Ant Group đang chuẩn bị cho việc tiến hành niêm yết cổ phiếu của họ trên các sàn giao dịch ở Hồng Kong và Thượng Hải, nó có thể là đợt IPO lớn nhất thế giới với việc chào bán 35 tỷ Đô là cổ phiếu.

Nguồn: https://www.finextra.com/newsarticle/36627/ant-launches-blockchain-based-cross-border-trade-platform


Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

TIN TỨC: " ĐỒNG ỔN ĐỊNH GIÁ " - CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG

Quy định về " Đồng ổn định giá" (Stablecoin) có thể là kế hoạch toàn diện của Mỹ đối trọng lại với đồng "Nhân dân tệ số" của Trung Quốc.

    Tầm quan trọng của quãng thời gian vài tuần vừa qua có vẻ đã được đánh giá thấp. Rất nhiều năm sau này khi nhìn lại, hệ thống thanh toán toàn cầu, đặc biệt là thời điểm này, nơi mọi thứ đã được bắt đầu. Hãy cùng gợi lại trong trí nhớ của chúng ta về những gì đã thực sự diễn ra nhé. Trong hai thông báo "không tương quan với nháu", một tạp chí tài chính được kiểm soát bởi Ngân hàng nhân dân Trung hoa (PBoC) đã tuyên bố về tầm quan trọng của đồng tiền "Nhân dân tệ số" và mục tiêu của nó là làm giảm sự phụ thuộc vào đồng Đô la trong hệ thống thanh toán. Chưa đầy 48 giờ sau đó, Văn phòng kiểm soát tiền tệ của Mỹ (OCC) đã đưa ra một thông cáo rằng "Đồng ổn định giá" đã nhận được những hướng dẫn đầu tiên về các quy định, cũng như được hỗ trợ từ Ủy ban giao dịch chứng khoán (SEC). Hành động này đã mở toang cánh cửa vào một trận chiến đã được sắp đặt sẵn trong những năm sắp tới.

* "Đồng ổn định giá" sẽ là câu trả lời của Mỹ đối với Trung Quốc?

    Hãy lưu ý rằng, nội dung của bài viết này dưa trên sự suy đoán nó có thể xả ra hoặc không. Tuy nhiên, không thể bỏ qua nó được vì có vài điều thực tế là không thể phủ nhận. 

    Khi tạp chí của PBoC thông báo về việc " tuyên bố có ý định" nghiên cứu về đồng tiền "Nhân dân tệ số", nó đã không qua mắt được bất kì ai vì mọi người trong ngành đều nhận ra điều đó. Đồng "Nhân dân tệ số" này có vẻ như đã được xây dựng trong vòng 6 năm và hơn 130 bằng sáng chế  liên quan đến việc phát hành, lưu hành và các ứng dụng liên quan, đã được nộp đơn đăng ký.

    Trong cuộc đua về một hệ thống thanh toán toàn cầu mới, Trung Quốc đã là quốc gia đi trước. Bây giờ, "quả bóng đã nằm trên phần sân của Mỹ" nhưng dự án "Đồng Đô la kỹ thuật số" đã tụt lại 6 năm so với Trung Quốc. Bản cáo bạch đầu tiên về dự án này mới được đưa ra hồi tháng 5 năm nay. Nhưng cựu chủ tịch của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai ( CFTC) - Christopher Giancarlo cho rằng việc đổi mới tiền điện tử này không phải là một cuộc đua.

    Mặc dù có thể nó không phải là cuộc đua, nhưng sẽ có những đặc quyền khi trở thành người đầu tiên. Với việc đồng "Đô là số" chỉ tồn tại trên lý thuyết, nó không hề vô lý khi tuyên bố rằng " Đồng ổn định giá" có thể là con đường cho Mỹ để đọ sức với đồng tiền điện tử của Trung Quốc trong những hệ thống thanh toán mới đang được xây dựng.

* Những quy định là bước đầu tiên, "Đồng ổn định giá" vẫn cần kiểm tra thêm

    Andrew Bailey - Thống đốc ngân hàng Anh, gần đây đã kêu gọi để "đồng ổn định giá" được trở thành một phần trong hệ thống thanh toán toàn cầu, và nó cần đạt được sự minh bạch về mặt quy định. Những thông cáo của OCC và SEC được xem là những nước đi đúng đầu tiên.

    Tuy nhiên, điểm mấu chốt là Stablecoin thực sự hoạt động rất tốt với thanh toán điện tử. Thay vì là một canh bạc, Stablecoin có thể thực sự cho phép Mỹ tạo ra một hệ thống thanh toán hoạt động dưới sự kiểm soát tập trung.

Một báo cáo năm 2019 cho biết, các thanh toán không dùng tiền mặt được mong đợi sẽ vượt 1000 tỷ Đô là vào năm 2022. Đây là bằng chứng thực tế về nhu cầu của các thanh toán điện tử.

    Lael Brainard - Thành viên của hội đồng thống đốc Cục dự trữ Liên Bang Mỹ phát biểu: " Stablecoin có thể đạt được các chức năng của tiền truyền thống mà không cần phải dựa vào sự tin cây đối với nhà phát hành đứng sau đồng tiền đó".

    Còn ít nhất vài năm nữa trước khi đồng tiền điện tử của Trung Quốc có thể được sử dụng rộng rãi, "Đồng ổn đinh giá" có thể được chấp nhận và sử dụng như một phương tiện cho hệ thống thanh toán toàn cầu. Trước khi điều đó có thành sự thật hay không, Mỹ cần phải vượt qua '6 năm đi trước' của Trung Quốc bằng cách tiếp nhận một công nghệ tiền số đã có sẵn.

Nguồn: https://eng.ambcrypto.com/stablecoin-regulation-can-be-u-ss-masterplan-against-chinas-e-yuan/

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

TIN TỨC: ỦY BAN CHÂU ÂU RA KHUNG PHÁP LÝ TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI CÁC TÀI SẢN KĨ THUẬT SỐ


* Ủy ban Châu Âu hôm thứ 5 tuần này đã đưa ra một dự luật nhằm đưa các loại tiền kỹ thuật số vào khung pháp lý với các loại công cụ tài chính.

* Dự luật này được gọi là " Quy định về thị trường tài sản kỹ thuật số " (Regulation on Markets in Digital Assets - MiCA). Quy định này sẽ cung cấp sự rõ ràng về cái gì được coi là "tài sản kĩ thuật số", cũng như những định nghĩa về các loại tài sản kĩ thuật số thuộc các danh mục khác nhau.

* MiCA sẽ cung cấp các quy tắc về việc lưu ký tài sản kỹ thuật số, các yêu cầu về vốn, quy định mối quan hệ giữa đơn vị phát hành tài sản và người nắm giữ sẽ như thế nào, đồng thời đưa ra thủ tục để các nhà đầu tư khiếu nại các dự án không đáng tin cậy.

* Các quan chức thuộc Ủy ban Châu Âu cũng đưa ra ý tưởng về một quy chế ban đầu đối với các công ty đang xây dựng các hệ thống hạ tầng phục vụ cho việc trao đổi và thanh toán tài sản kĩ thuật số.

* Nếu được thông qua, dự luật này sẽ giúp EU trở thành khu vực có khung pháp lý toàn diện nhất và lớn nhất trên thế giới đối với quản lý các loại tiền kĩ thuật số.

* Quy định chung này sẽ được áp dụng cho toàn bộ 27 thành viên của EU, cho phép các công ty tiền điện tử đã được cấp giấy phép hoạt động trên toàn bộ liên minh EU.

* Bên cạnh đó, trước những mối lo lắng đã được 5 bộ trưởng tài chính chỉ ra vào tuần trước, Ủy ban cũng cảnh báo các nhà phát hành "đồng tiền ổn định" (Stablecoin) sẽ phải trair qua những quy định kiểm tra nghiêm ngặt hơn.

Toàn văn dự luật: https://www.politico.eu/wp-content/uploads/2020/09/CLEAN-COM-Draft-Regulation-Markets-in-Crypto-Assets.pdf

Nguồn: https://www.coindesk.com/eu-proposes-full-regulatory-framework-for-cryptocurrencies


TIN TỨC: VISA VÀ CHIẾN LƯỢC MỚI VỀ TÀI SẢN KĨ THUẬT SỐ

                

VISA đang mở rộng mối quan hệ hợp tác với các công ty tiền số trên toàn thế giới trong một nỗ lực cam kết thúc đẩy các loại hình thương mại mới.
    Terry Angelos - Phó chủ tịch cấp cao (SVP), giám đốc công nghệ tài chính toàn cầu của VISA và Cuy Sheffield - Giám đốc cấp cao về tiền số, cho biết rằng họ nhận được rất nhiều lợi ích to lớn từ các công ty tiền số muốn làm việc với VISA.
    Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Forbes, Angelos cho biết VISA hợp tác với khoảng 25 công ty và phát triển ở rất nhiều các lĩnh vực.
    Những công ty "tài sản số" này sẽ có cơ hội kết nối với mạng lưới 600 triệu khách hàng của VISA trên toàn cầu. Động thái này kết hợp rất nhiều các công ty cùng lúc vào mạng lưới được vận hành bởi VISA. Vào thàng 7, VISA tuyên bố kế hoạch nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hỗ trợ tương lại của ngành thương mại  tài sản kĩ thuật số.
    Angelos cho biết Coinbase - Công ty cung cấp tiền số - là thành viên chính thức duy nhất của mạng lưới VISA. Tuy nhiên, có một số công ty cũng đã tham gia vào liên minh của Coinbase.
    Nền tảng cho vay tài sản kĩ thuật số, Cred, gần đây đã tham gia và chương trình Fast Track của VISA, chương trình này cho phép Cred được hợp nhất với mạng lưới toàn cầu của VISA. Trong nỗ lực để trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực tiền kĩ thuật số, Sheffield cho rằng VISA không những tiếp tục tìm kiếm các đối tác khác mà còn tiến hành các nghiên cứu nền tảng của công nghệ Blockchain nằm trong những loại tài sản kĩ thuật số này.

TIN TỨC: LẬT KÈO - MICROSTRATEGY MUA 17K BITCOIN


* Đợt tăng giá gần đây của BTC đã khiến những người thù ghét trở nên tin tưởng vào BTC khi CEO của MicroStrategy - Michael Saylor đã bất ngờ mua 17k BTC trong một đêm.

    Chúng ta đều biết tin tức về những nhà đầu tư là triệu phú hay tỉ phú thực hiện các thương vụ thu mua số lượng lớn các loại tiền kĩ thuật số, nhưng câu chuyện về thương vụ thu mua BTC gần đây bởi MicroStrategy ( một công ty lớn niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ - mã CK: MSTR)  không phải một câu chuyện tầm thường. Không phải về giá trị quá lớn của nó mà vì nó là "tiêu đề chính".

    Michael Saylor - Giám đốc điều hành của MicroStrategy và cũng là tác giả của cuốn sách "Làn sóng di động" ( The Mobile Wave). Trước đây ông là một người công khai chỉ trích toàn bộ ý tưởng về tiền kĩ thuật số. Tất nhiên, việc công khai chỉ trích Bitcoin trên trang Twitter cá nhân của ông vài năm trước đã trở thành tin nóng thực sự. Và đúng như vậy, những tuyên bố phê phán được đưa ra bởi một người sở hữu công ty trị giá hàng tỷ Đô la đã dần xuất hiện trên trang nhất của các bản tin tài chính toàn cầu.

    Có vẻ như vị CEO này đã đổi phe - trở thành một người tin tưởng chắc chắn vào Bitcoin, hoặc ít nhất chúng ta có thể an tâm trong tình huống này. Bởi vì một công ty hàng tỷ đô la,niêm yết trên sàn NASDAQ đã thu mua một lượng BTC trị giá lên đến 425 triệu đô la.

    Lần thu mua gần đây nhất chứng kiến vị CEO này phê duyệt lệnh mua 17,000 BTC tương ứng với 175 triệu đô la, bổ sung thêm vào kho dự trữ tiền kĩ thuật số khổng lồ của công ty - cái được miêu tả là "tài khoản tiền kĩ thuật số được "thèm muốn" nhất trên thế giới".

* Câu hỏi đặt ra là - Tại sao lại là lúc này?

    Không ai có câu trả lời chính xác tại sao Saylor lại tham gia vào thị trường BTC vào thời điểm này. Thái độ lạc quan hiện nay của vị CEO khác hoàn toàn so với những bình luận trước đây khi ông ấy phê phán tiền kĩ thuật số chỉ cách đây có vài năm. Saylor tuyên bố: " Thời gian của BTC chỉ còn tính bằng ngày, và cuối cùng nó sẽ trải qua kết cục giống như những trò cờ bạc trực tuyến".

    Saylor đã so sánh Bitcoin với các các trang cá cược thể thao, sòng bạc trực tuyến đã bị đóng cửa hàng loạt trong một hoạt động truy quét quy mô lớn bởi các lực lượng đặc biệt. Ngày đó còn được gọi là " Ngày Thứ Sáu Đen". Vào ngày 15 tháng 4 năm 2011, hoạt động cờ bạc trực tuyến ở Hoa Kỳ đã biến mất. Ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la đã bị xóa sổ theo đúng nghĩa đen chỉ sau một đêm vì các luật tài chính cấp liên bang mới của Hoa Kỳ đã hình sự hóa các hoạt động cờ bạc trực tuyến hoặc ít nhất là các giao dịch tài chính liên quan đến cờ bạc bị nghiêm cấm.
     Mặc dù đây là một hoạt động của Hoa Kỳ, nhưng việc đóng cửa vào "Thứ Sáu Đen" đã có một hiệu ứng dây truyền trên toàn cầu. Nó ảnh hưởng đến những người chơi trực tuyến ở tất cả các châu lục, nhiều người trong số họ đã tự hỏi điều gì đang xảy ra với trang web cờ bạc trực tuyến của họ, nơi giữ số dư tiền mặt của họ.
    Hãy lưu ý rằng tiền kĩ thuật số chưa được nói đến vì ngày "Thứ Sáu Đen" đã diến ra trước khi tiền kĩ thuật số tham gia cùng với các hoạt động cờ bạc trực tuyến.
    Và Michael Saylor đã sai. Các hoạt động cờ bạc trực tuyến này không chỉ tự phục hồi trên phạm vi toàn cầu, mà chúng còn phát triển mạnh hơn với sự tham gia của tiền kĩ thuật số. Hiện nay đã có hơn 1000 sòng bạc sử dụng tiền kĩ thuật số trên toàn thế giới.

* Khả năng phục hổi, duy trì giá và nhu cầu cao đối với BTC có lẽ đã thay đổi suy nghĩ của Michael.

    Có cung chắc chắn sẽ có cầu. Những người có chung ý tưởng sẽ luôn tìm và quy tụ lại với nhau, đây chính xác là lý do tại sao ngành công nghiệp sòng bài trực tuyến lại có thể dễ dàng khôi phục. Đây cũng là lý do tương tự giải thích cho sự "bướng bỉnh" của tiền kĩ thuật số.
    Đối với tiền kĩ thuật số, "Thứ Sáu Đen" không bao giờ xảy đến. Còn đối với sòng bài trực tuyến, nhu cầu đã khôi phục toàn bộ ngành công nghiệp này. Michael Saylor đã nhận ra điểm tương đồng của chúng và đi đến kết luận: cả hai sẽ không biến mất. Và bởi vì luôn có nhu cầu đối với BTC và sòng bài trực tuyến, BTC sẽ được sử dụng trong các sòng bài trực tuyến và rất nhiều các ngành công nghiệp khác. Đó là thời điểm để đầu tư.

    Saylor thừa nhận ông đã quên những gì đã nói khi so sánh tiền kĩ thuật số và sòng bài trực tuyến. Khi mọi người nhắc lại chuyện đó, ông cũng thừa nhận những nhận xét đó là sai lầm và bây giờ ông đã tiến xa hơn khi nói Bitcoin là một sự đầu tư tốt hơn vàng - ngay tại thời điểm BTC đang có sự thể hiện vượt trội hơn so với vàng.

    Hiện nay, những nhu cầu về tiền kĩ thuật số đang lên cao hơn bao giờ hết. Thị trường đã sống sót qua một " Mùa đông hạt nhân" và xuất hiện với triển vọng giá sẽ tăng. Bỏ qua hoặc từ chối đầu tư vào tiền kĩ thuật số sẽ không còn là một lựa chọn nữa. Khi các tòa án liên bang của Hoa Kỳ quy định BTC là một dạng tiền và sự gia tăng các quy định về tiền kĩ thuật số trong luật tài chính của Hoa Kỳ với tin tức gần đây nhất là các ngân hàng Hoa Kỳ hiện có thể cung cấp dịch vụ lưu ký tiền điện tử cho khách hàng.


TIN TỨC: MICHAEL SAYLOR: BITCOIN ÍT RỦI RO HƠN TIỀN MẶT VÀ VÀNG

Michael Saylor - CEO của MicroStatregy gần đây đã mua một lượng lớn Bitcoin trị giá hơn 400 triệu Đô la và tuyên bố rằng "nắm giữ Bitcoin có mức độ rủi ro thấp hơn nhiều so với tiền mặt và vàng".

* Michael Saylor thực sự hâm mộ Bitcoin.

    Đây là một tuyên bố rất thú vị, vì trong nhiều năm qua, Bitcoin và các loại tiền kĩ thuật số khác, mặc dù được tạo ra như một loại công cụ để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên chúng luôn được đánh giá kém ổn định hơn khi so với các tài sản truyền thống như: Cổ phiếu, vàng và không bao giờ được như tiền mặt. Phần lớn việc đầu tư vào các loại tài sản kĩ thuật số này vẫn mang tính đầu cơ là chính, bời vì những biến động giá quá lơn của nó, cũng như những nghi ngại về các vấn đề như rửa tiền, chốn thuế và các hoạt động phi pháp.

    Nhiều cửa hàng không chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử vì giá của loại tiền này có thể giảm dễ dàng và nhanh chóng trong một đêm. Chúng tôi đã chứng kiến nó vào cuối năm. Bitcoin gần đây đã vượt qua mốc 11 nghìn đô la, nhưng hiện nó đang được giao dịch với giá thấp hơn khoảng 500 đô la. Trước đó, bitcoin đã chạm ngưỡng 12.000 đô la, nhưng không kéo dài được lâu trước khi giảm xuống dưới 10.000 đô la.

    Các cửa hàng và nhà bán lẻ không sẵn sàng chấp nhận việc họ sẽ mất tiền. Một người có thể vào và mua hàng hóa trị giá 50 đô la bằng bitcoin, nhưng ngày mai, giá của tài sản giảm, dẫn đến cửa hàng thua lỗ trong khi khách hàng vẫn có những hàng hóa họ đã mua. Điều này là  không công bằng cho nhà bán lẻ.

    Vì vậy, khi ai đó nói Bitcoin chứa ít rủi ro hơn cả tiền mặt và vàng thì thật sự là rất "mát tai", và họ cũng cho rằng Bitcoin cũng như các loại tiền kĩ thuật số khác đang "Bước vào trạng thái chính thống". Trong một cuộc phỏng vấn, Saylor nói rằng trước khi đại dịch Covid xảy ra, công ty MicroStrategy của anh ấy đã thu về khoảng 500 triệu đô la Mỹ từ chứng khoán chính phủ, nhưng đại dịch đã khiến anh ấy coi những chứng khoán này là vô dụng. Ông ấy nói:

"Khi lợi tức thực tế trên kho bạc của chúng tôi âm hơn 10%, chúng tôi nhận ra rằng mọi thứ chúng tôi đang làm đều không liên quan gì đến báo cáo kết quả lãi lỗ (P&L). Chúng tôi thực sự cảm thấy mình đang đứng trên một khối băng đang tan chảy trị giá 500 triệu đô la."

    Giống như nhiều nhà đầu tư khác, ông thấy cổ phiếu truyền thống và vàng giảm ngay khi đại dịch ảnh hưởng đến nền kinh tế và các thị trường liên quan khác. Ngoài ra, ông nói rằng vàng cũng có thể là một tài sản vô hạn khi nó được khai thác một cách đều đặn. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm “lợi nhuận trong tương lai”, trong khi Bitcoin có số lượng hữu hạn và sẽ ngày càng trở nên khan hiếm.

* Nhiều công ty khác sẽ tiếp bước

    Saylor tự tin rằng nhiều công ty khác sẽ tiếp bước ông đầu tư vào Bitcoin cũng như các loại tiền kĩ thuật số khác. Cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp đại chúng rất có thể đang tìm cách sở hữu Bitcoin so với việc nắm giữ tiền măt. Ông nói: "Các công ty tư nhân có thể sẽ tham gia  cuộc chơi trước vì họ không chậm chạp và trì trệ".

Nguồn: https://www.livebitcoinnews.com/michael-saylor-bitcoin-is-less-risky-than-cash-and-gold/

TIN TỨC: CHÍNH TRỊ GIA ISRAEL MUỐN NHÌN NHẬN BITCOIN LÀ TIỀN, KHÔNG PHẢI TÀI SẢN

                                   
    Theo một bản tin địa phương, Tại Knesset, chi nhánh lập pháp của chính phủ Israel, 4 thành viên từ đảng Yisrael Beiteinu của Israel đã đệ trình một dự luật mới đề xuất công nhận Bitcoin (BTC) là tiền kỹ thuật số thay vì là tài sản. Lý do cho sự sửa đổi này đối với quy định hiện tại của BTC xuất phát từ thực tế là các thành viên của đảng này không muốn bị đánh thuế thu nhập từ việc bán Bitcoin. Báo cáo không đề cập đến tên của các chính trị gia đề xuất dự luật.

    Cho đến nay, BTC được coi là tài sản theo quy định hiện hành của Israel và phải chịu mức thuế thu nhập là 25%. Tuy nghiên, một số người thực hiện việc cho vay BTC ngắn hạn hoặc những người thực hiện các hoạt động liên quan đến trái phiếu chỉ phải chịu mức thuế thu nhập là 15%.

    Nhưng bốn chính trị gia này khẳng định rằng tài sản kĩ thuật số, đặc biệt là BTC, cần được đánh giá lại vì các thành viên cảm thấy rằng mặc dù việc chấp nhận tiền điện tử là một khái niệm mới ở Israel và Pháp lệnh thuế thu nhập đã không được thay đổi trong nhiều năm. Họ tin rằng luật thuế hiện hành sẽ làm chậm quá trình đổi mới trong hệ thống tài chính của Israel trong khi phải cạnh tranh trong lĩnh vực "tài sản điện tử " này.

    Những chính trị gia này hình dung Israel là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực tiền kĩ thật số, họ tin rằng tiền kĩ thuật số đang được công nhận, đặc biệt là trong giai đoạn cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.

    Hiệp hội Bitcoin của Israel đã thực hiện một cuộc khảo sát và cho biết số lượng công ty tiền điện tử ở Israel đã tăng 32% từ năm 2018 đến năm 2019 và có khoảng 150 công ty trong lĩnh vực công nghệ blockchain và tiền điện tử đang hoạt động vào tháng 12 năm ngoái.

Nguồn: https://eng.ambcrypto.com/israeli-politicians-want-to-recognize-bitcoin-as-currency-not-asset/

TIN TỨC: DỰ LUẬT MỚI ĐƯA CÁC SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ VÀO KHUNG PHÁP LÝ QUỐC GIA


* Dự luật mới có thể sẽ quy định các sàn giao dịch tiền điện tử dưới một khung pháp lý liên bang duy nhất.

    Ngày hôm qua, Hạ nghị sĩ Michael Conaway (R-Texas) đã giới thiệu đạo luật về " hoạt động giao dịch hàng hóa số" (Digital Commodity Exchange Act- DCEA ) nhằm tìm ra một định nghĩa chung áp dụng cho toàn liên bang về " Sàn giao dịch hàng hóa số" (DCEs), đưa chúng vào khung pháp lý và được giám sát bởi Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai ( CFTC). 

    Dự luật mới này phác thảo một khung pháp lý mới đối với các loại tiền kĩ thuật số, coi chúng tương tự như những loại hàng hóa được quy định trong đạo luật về giao dịch hàng hóa ( Commodities Exchange Act ). Theo khung pháp lý mới này, các sàn giao dịch tiền kĩ thuật số sẽ được giám sát theo các đạo luật liên bang, điều đó cho phép các sàn này được hoạt động trên toàn nước Mỹ thay vì phải đăng ký 49 loại giấy phép với từng bang. Ngoài ra, đạo luật mới này cũng cho phép một số hoạt động ICOs ( huy động vốn ban đầu từ phát hành coin) nhất đinh.

    Nếu được thông qua, đạo luật này sẽ hợp nhất một số quy định riêng lẻ khác nhau về tiền kĩ thuật số ở Mỹ, tạo ra sự rõ ràng về mặt pháp lý cho các đơn vị phát hành tiền kĩ thuật số, đồng thời nó cũng dỡ bỏ tương đối những rào cản đối với những sàn giao dịch chuẩn bị được mở ra.

    Dự luật có đoạn:" Đạo luật này được xây dựng dựa trên thực tế thị trường và yêu cầu về bảo vệ tài sản của khách hàng, các sàn giao dịch 'hàng hóa số' được yêu cầu tách biệt tài sản của khách hàng và giữ chúng riêng trong các tài khoản lưu kí 'tài sản số' đã được cấp phép theo quy định".

    Dự luật mới này sẽ không đưa ra các quy định bắt bắt buộc về cách thức mà một sàn giao dịch cần làm để phù hợp với luật, thay vào đó, dự luật sẽ mô tả những yêu cầu và để cho các sàn giao dịch tự tìm cách thức để đáp ứng được những quy định, yêu cầu được nêu ra.

"Dự luật này hoạt động dựa trên các quy định cơ bản, đưa ra các nguyên tắc ở mức độ cao và cốt lõi nhất, buộc một sàn giao dịch phải đáp ứng. Những sàn giao dịch này được phép linh hoạt tìm ra các cách thức để đáp ứng những nguyên tắc, tuy nhiên sẽ dưới sự giám sát của CFTC và CFTC có quyền quyết định xem chúng có đáp ứng được các nguyên tắc đã đề ra hay không. Đồng thời dự luật cũng có những khuôn khổ linh hoạt, cho phép các sàn giao dịch này có thể sáng tạo, đổi mới hơn nữa".

* Phạm vi quyền hạn liên bang

    Ý tưởng về việc đưa ra một quy định chung toàn liên bang cho tiền kĩ thuật số đã thu hút được sự chú ý gần đây. Tại một cuộc hội nghị của những nhà giám sát ngân hàng bang diễn ra đầu tháng này, họ cho biết đang củng cố việc giám sát đối với một số sàn giao dịch tiền kĩ thuật số và có kế hoạch để hợp nhất quy trình đăng kí đối với các sàn giao dịch mới, giúp tránh khỏi việc phải xin giấy phép ở mỗi bang trong trường hợp các sàn này có ý định mở rộng ra toàn quốc.

    Văn phòng kiểm soát tiền tệ (OCC) - Cơ quan quản lý ngân hàng liên bang muốn bỏ đi hoàn toàn khung pháp lý riêng rẻ của từng tiểu bang, thay vào đó là một điều lệ thanh toán trên toàn quốc, cho phép các sàn giao dịch có thể hoạt động tự do ở bất kì bang nào, ở cấp liên bang và dưới dự giám giát của CFTC.

    Nếu được ban hàng, luật này sẽ hoàn toàn bỏ đi quy định cấp phép chuyển tiền ở cấp tiểu bang.

Người phát ngôn của Conaway nói rằng: " Với dự luật chúng tôi đang đề xuất, trước tiên nó sẽ giúp đơn gian hóa các giấy phép về việc chuyển tiền giữa các bang với nhau. Thứ hai là cung cấp một khung pháp lý phù hợp hơn, có thể giải quyết tất cả các khía cạnh của việc điều hành kinh doanh một điểm giao dịch".

    DCEA về cơ bản sẽ giống những quy định hiện có được áp dụng với những người được ủy qyền giao dịch hợp đồng tương lai ( Futures commission merchants), đồng thời thiết lập các quy định tương tự về: bảo vệ quỹ đầu tư của khách hàng, an ninh mạng, các yêu cầu vốn, những yêu cầu về công khai báo cáo, tiêu chuẩn quản lý, báo cáo về các thông tin trái chiều và nhiều vấn đề khác.

Perter Van Valkenburgh - Giám đốc nghiên cứu tại Coin Center cho biết:" Dự luật này cũng sẽ giúp phân định rõ ràng hơn quyền hạn giữa SEC và CFTC. Các "Hợp đồng bán trước"  sẽ tiếp tục được quy định bởi SEC, nhưng khi đã đượa bán ra công chúng và hệ thống đi vào hoạt động thì vai trò của SEC sẽ giảm bớt vì CFTC sẽ giải quyết nốt những vấn đề về quy định còn thiếu, đồng thời giám sát quá trình bán ra công chúng này".

    Các cơ quan quản lý cấp tiểu bang sẽ không có cùng thẩm quyền đối với các giao dịch, họ cũng sẽ không có các công cụ thích hợp như cơ quan cấp liên bang. Nói cách khác, cơ quan cấp liên bang như CFTC sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và ngăn chặn hành vi rửa tiền và các hành vi lừa đảo tương tự.

Các công ty có thể tự nguyện đăng ký nhưng sẽ không bị yêu cầu phải chuyển đổi từ cấp tiểu bang sang cấp liên bang.

" Nếu một công ty đã xin được giấy phép chuyển tiền của từng bang và công ty này cảm thấy hài lòng với những quy định ở cấp tiểu bang, họ sẽ không bị bắt buộc phải tuân theo các quy định ở cấp liên bang. Tuy nhiên nếu họ quyết định chuyển sang tuân theo các quy định ở cấp liên bang, ở đó sẽ có nhiều hơn các quy định cũng như cơ hội được đổi mới, phát triển, chung cấp các loại dịch vụ phức tạp hơn cho khách hàng của mình".

* Phát hành Token

    Khía cạnh rộng hơn của DCEA là quy đinh cả việc tạo và phát hành các loại Token. Hiện nay, hoạt động phát hành tiền điện tử lần đầu (ICO) đang phải tuân theo các quy định của SEC. Các nhà quản lý tại đơn vị này hầu hết đều liệt các hoạt động ICO vào chung với các hoạt động chào bán chứng khoán, hoặc ngăn cản các dự án chưa được cấp phép hoặc cho phép những dự án đã đăng kí được diễn ra.

    Theo dự luật DCEA này, các công ty có thể huy động vốn bằng việc bán Token của mình cho nhà đầu tư và nằm trong phạm vi quản lý của SEC. Tuy nhiên, nếu Token do một công ty phát hành ra mà giống như " hàng hóa điện tử" đã được miêu tả trong DCEA, thì các giao dịch liên quan đến loại tài sản này sẽ phải chịu sự quản lý theo luật này.

    Dự luật cũng bao gồm cả các quy định về hoạt động mở bán trước các tokens. Hạn chế những giao dịch ban đầu hoặc bán tại thị trường thứ cấp cho các cá nhân mà đã tham gia vào việc mua bán chứng khoán ở thị trường sơ cấp hoặc theo các điều kiện cụ thể khác.

    Hoạt động này thay đổi khi một sàn giao dịch được cấp phép tin tưởng rằng token đó không thể bị thao túng và niêm yết token này cho giao dịch công khai.

    Dự luật này khó có thể thông qua trước cuộc bầu cử sắp tới. Tuy nhiên với bản dự thảo này, công chúng có thể cung cấp các phản hổi, đề xuất để hoàn thiện dự luật này hơn trong nhiệm kì Quốc hội mới.

    Van Valkenburgh nói: "Việc giới thiệu dự luật này tại Quốc hội là một bước tiến quan trọng để có thể đưa vào thảo luận cụ thể hơn khi kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 1 năm sau. Lúc đó, chúng tôi mong đợi dự luật sẽ được đưa ra xem xét lại, sau đó việc thông qua dự luật sẽ được tiến hành bao gồm cả khả năng điều trần trước Quốc hội và sự cân nhắc của ủy ban".

Nguồn: https://www.coindesk.com/conaway-digital-commodity-bill

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

PHÂN TÍCH: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG VS TIỀN KĨ THUẬT SỐ: HƯỚNG ĐI NÀO CHO NHÀ ĐẦU TƯ??!!


Là một nhà đầu tư, cho dù bạn là kiểu người thích ăn chắc mặc bền, thích đầu tư vào những kênh an toàn hoặc là bạn là người ưa sự mạo hiểm, thích những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn, thì có một điều không thể phủ nhận đó là chúng ta luôn mong muốn nhận được tối đa lợi nhuận trong những khoản đầu tư của mình.

Nếu lựa chọn an toàn, rủi ro thấp hoặc có thể kiểm soát rủi ro trong mức giới hạn cho phép, trái phiếu chính phủ, cổ phiếu, bất động sản, vàng, hay gửi tiết kiệm ngân hàng là những lựa chọn dễ dàng và hợp lý đối với nhà đầu tư. Những năm trở lại đây, tiền kĩ thuật số (Cryptocurrency), mà điển hình là Bitcoin đang nổi lên là một kênh đầu tư mang lợi "siêu lợi nhuận" trong thời gian rất ngắn đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng như các tổ chức đầu tư trên toàn thế giới. Sự xuất hiện của loại "công cụ đầu tư" mới này thực sự đã làm thỏa mãn được mong muốn, khao khát trở nên giàu có trong thời gian ngắn, cũng như sự "tham lam" của các nhà đầu tư.

Tất nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Nếu như điểm trừ của các công cụ đầu tư truyền thống ( Trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, gửi tiết kiệm, vàng) là mang lại lợi nhuận, tỉ suất sinh lời thấp, trong thời tương đối dài, thì điểm cộng của những loại công cụ này là nhà đầu tư được bảo trợ bởi các chính sách, quy định của chính phủ. Bên cạnh đó, nhà đầu tư hoàn toàn có thể quản lý, kiểm soát, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy đến với khoản đầu tư của mình. 
Tiền kĩ thuật số, ở thời điểm hiện tại thì ngược lại. Nó mang lại những mức lợi nhuận siêu khủng, trong thời gian rất ngắn ( có thể tính bằng ngày, thậm chí hàng giờ) cho nhà đầu tư. Điểm yếu của nó là sự không ổ định về giá. Biên độ giao động giá thất thường có thể lên đến 10% - 20% có khi chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ. Nó có thể làm cho người này trắng tay chỉ bằng "một click chuột" khi đưa ra quyết định sai, và tất nhiên nó sẽ làm người khác thu được lợi nhuận rất lớn cũng chỉ bằng " một click chuột". Tuy nhiên với tình hình thê thảm của nền kinh tế toàn cầu, đầu tư vào kênh nào là sáng suốt, an toàn và  hợp lý?

Nền kinh tế thế giới đang trải qua tình trạng có thể nói là thê thảm trong vòng hơn 10 năm trở lại đây (tính từ khủng hoảng kinh tế năm 2008) do tác động của đại dịch Covid. Chính phủ các nước đang nỗ lực tìm và đưa ra những giải pháp nhằm ổn định nền kinh tế đang đi xuống, hạn chế thất nghiệp. Các nhà đầu tư cũng vậy, họ tìm kiếm, đối chiếu và so sánh các kênh đầu tư khác nhau để có thể giữ an toàn cho khoản tiền của mình nhưng vẫn đảm bảo mức sinh lời cao nhất có thể.

Các kênh đầu tư như: trái phiếu chính phủ, gửi tiết kiệm ngân hàng đang thể hiện sự hụt hơi và không nhận được sự ưa thích tư nhà đầu tư như trước đây nữa. Khi rất nhiều các quốc gia trên thế giới áp dụng chính sách lãi suất thấp và lãi suất âm đối với trái phiếu chính phủ và tiền gửi tiết kiệm. Bảng dưới đây mô tả mức lãi suất đối với trái phiếu chính phủ.

Có thể dễ dàng nhận thấy răng hầu hết các quốc gia trả lãi suất cho trái phiếu của họ rất thấp (khoảng dưới 2%). Thậm chí Thủy Điển còn áp dụng mức lãi suất âm. Chỉ có một số quốc gia như Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil vẫn duy trì lãi suất khá cao đối với trái phiếu của họ.

Vậy còn Tiền điện tử thì sao, mà ví dụ cụ thể là Bitcoin, hãy cùng xem  biểu đồ dưới đây

Từ năm 2010 đến hết năm 2019, Bitcoin đã tăng giá hàng nghìn lần. Cùng xem qua lịch sử giá của một số đồng tiền kĩ thuật số khác.
So sánh biên độ lợi nhuận giữa Bitcoin, lợi tức trái phiếu, cổ phiếu

Có thể thấy rằng mức lợi nhuân mà nhà đầu tư nhận được khi tham gia vào thị trường tiền kĩ thuật số là vô cùng lớn. Vậy có nên tiếp tục thử vận may của mình với tiền kĩ thuật số không?
Tin vui là ngày càng có nhiều các tổ chức đầu tư cũng như các quỹ tài chính truyền thống trên thế giới đã bắt đầu đặt những bước đầu tiên vào thị trường tiền kĩ thuật số. Có thể kể đến những tên tuổi lớn như: 
 - Fidelity - Công ty quản lý tài chính, thành lập năm 1946, tổng tài sản quản lý hơn 3000 tỷ Đô la
 - Blackrock Inc - Tập đoàn quản lý đầu tư, thành lập năm 1988, tổng tài sản quản lý 6840 tỷ Đô la
 - Vanguard Grop - Tập đoàn quản lý đầu tư, thành lập năm 1975, tổng tài sản quản lý 6200 tỷ Đô la

Với sự tham gia của những "gã khổng lồ" trong ngành tài chính, cùng với việc chính phủ rất nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận những lợi ích của tiền điện tử, xem xét đây là một loại tài sản, một kênh đầu tư mới. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng trong những năm sắp tới, việc đầu tư vào tiền kĩ thuật số sẽ không còn là cuộc chơi mang tính may rủi và thiếu an toàn nữa. Hãy cùng chờ xem điều gì tiếp theo sẽ đến!


TIN TỨC: TỈ PHÚ TIM DRAPER NẮM GIỮ XRP

Nhà đầu tư mạo hiểm, tỉ phú người Mĩ Tim Draper trong một cuộc hội thảo đầu tư của Linqto đa tiết lộ rằng ông ấy đang nắm giữ XRP - Đồng tiền kĩ thuật số có vốn hóa thị trường lớn thứ 4 thế giới.

Trong khi thảo luận về danh mục đầu tư Altcoin, Tim nói rằng XRP và các loại tiền kĩ thuật số khác rất quan trọng đối với thế giới: " Tôi là một tín đồ, tôi nghĩ nó đang diễn ra, nó đang đến. Tôi muốn thế giới biết đến nó và tôi muốn mọi người hãy cũng tham gia".

Bên cạnh XRP, Tim cũng đang nắm giữ Bitcoin Cash (BCH), Tezos (XTZ) và Aragon (ANT) trong danh mục đầu tư tiền kĩ thuật số của mình.

Huyền thoại đầu tư mạo hiểm đã kiếm được gia tài đồ sộ khi đầu tư sớm vào Tesla, Skype và Hotmail. Tim lần đầu biết đến tiền kĩ thuật số vào năm 2014 khi ông chiến thắng 30.000 Bitcoin tại một cuộc đấu giá của cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ ( U.S Marshal Service Auction). Tim mong đợi Bitcoin sẽ lớn hơn tất cả các lần đầu tư của ông đấy cộng lại, vượt qua cả bùng nổ Internet những năm 2000.

" Nó sẽ lơn hơn cả cuộc bùng nổ Internet, lớn hơn thời kì đồ sắt, thời kì phục hưng và cả cuộc cách mạng công nghiệp".

* So sánh với Theranos (Start up tư nhân trong lĩnh vực y tế về thiết bị thử máu).

Trước đây Tim đã từng đầu tư vào Theranos, công ty này sau đó đã bị cáo buộc lừa đảo các nhà đầu tư và phá sản. Tim cho rằng " Tôi là 1 nhà đầu tư vào các Start up, tôi luôn giả định rằng 60% trong số các công ty tôi đầu tư sẽ phá sản".

Những người theo chủ nghĩa Bitcoin ( Bitcoin maximalist), ví dụ như Adam Back - CEO của BlockStream đã so sánh XRP và các Altcoin top đầu khác giống như Theranos trong quá khứ.

Ai sẽ là người đúng và thu được lợi nhuận lớn trong cuộc bùng nổ tiền điện tử này? Hãy cùng chờ xem.

Nguồn:

https://u.today/billionaire-tim-draper-on-xrp-its-happening-its-coming


TIN TỨC: MONEYGRAM HỢP TÁC VỚI NGÂN HÀNG TESCO

* Tesco Bank là ngân hàng tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, thành lập năm 1997, có hơn 3000 nhân viên, hơn 1500 chi nhánh trên toàn quốc, tổng tài sản 8,065 tỷ bảng Anh, lợi nhuận ròng 1,075 tỷ bảng Anh.

MoneyGram International, Inc., công ty hàng đầu toàn cầu về thanh toán và chuyển tiền P2P xuyên quốc gia, hôm nay đã công bố hợp tác với ngân hàng Tesco cho ra mắt nền tảng chuyển tiền trực tuyến quốc tế mới.

Nền tàng dịch vụ mới này cho phép các khách hàng của MoneyGram và Tesco thực hiện các giao dịch của họ hoàn toàn trực tuyến và sau đó có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc qua thẻ tại các chi nhánh giao dịch của Tesco. Dịch vụ mới này cho phép khách hàng có thể dễ dàng chyển tiền ra nước ngoài, giảm thời gian giao dịch và không cần thực hiện các thủ tục giấy tờ tại các điểm giao dịch. Dịch vụ này được đưa ra khi ngày càng có nhiều tiền được chuyển từ Vương quốc Anh sang các quốc gia khác.

Dịch vụ này được xem là một cột mốc quan trọng trong quan hệ đối tác 7 năm giữa MoneyGram và Tesco. Hiện dịch vụ mới này đã được áp dụng cho 129 điểm giao dịch của Tesco và dự kiến sẽ được thực hiện trên toàn bộ 1500 điểm giao dịch trên toàn Vương quốc Anh trong vòng 18 tháng tới.

Richard Meredith - Giám đốc khách hàng chiền lược MoneyGram tại Vương quốc Anh nói: " Chúng tôi liên tục phát triển các đề xuất của khách hàng thông qua các giải pháp kỹ thuật số hàng đầu và luôn lấy khách hàng làm trung tâm. Giải pháp mới này là một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác liên tục giữa MoneyGram và Tesco nhằm mục đích mang lại những trải nghiệm số hóa và liền mạch cho khách hàng của mình".

Sigga Sigurdardott - Giám đốc khách hàng (COO) của Tesco nói thêm: " Có hàng triệu khách hàng ở khắp Vương quốc Anh gửi tiền cho người thân của họ ở nước ngoài tronng những nhu cầu hàng ngày hoặc trong các trường hợp khẩn cấp. Mục tiêu của chúng tôi là giúp các khách hàng của mình quản lý tiền của họ tốt hơn và sự cải tiến trong quan hệ giữa Tesco và MoneyGram cho phép các khách hàng chuyển tiền ra nước ngoài hiệu quả hơn cả trước đây"

Nguồn: